Tags:

  • công nghiệp

Để cải thiện PCI trong năm 2022 và các năm tiếp theo, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hà Nam đã chỉ đạo cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, trong đó phát huy vai trò lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền, tập trung khắc phục những tồn tại, hạn chế, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh. 

Sáng 24/8, UBND tỉnh tổ chức hội nghị nghe báo cáo kết quả chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2021; triển khai nhiệm vụ, giải pháp cải thiện PCI tỉnh Hà Nam năm 2022.

Cùng với cả nước, xuất khẩu hàng hóa trong 6 tháng đầu năm trên địa bàn tỉnh bước đầu được phục hồi. Giá trị kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt 5,53 tỷ USD; trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 2,78 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ, đạt 63,1% kế hoạch năm. Các mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao, gồm: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; đồ chơi, dụng cụ thể thao… 

Theo tổng hợp của Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Kim Bảng, 6 tháng đầu năm 2022, ước thu cân đối ngân sách từ kinh tế trên địa bàn huyện được 357,826 tỷ đồng, đạt 40,4% kế hoạch năm.

Phần thứ ba – Kinh tế: Chương III. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, điện lực

So với năm 2021, trong 5 tháng đầu năm 2022 các doanh nghiệp sản xuất gạch tuynel trên địa bàn tỉnh bắt đầu phục hồi sản xuất sau đại dịch. Nhiều doanh nghiệp đã  nâng công suất hoạt động nhằm ổn định sản xuất và tạo việc làm cho người lao động.

Bước sang năm 2022, sản xuất công nghiệp ở các KCN đã có nhiều khởi sắc; 4 tháng đầu năm giá trị sản xuất công nghiệp cơ bản hoàn thành kế hoạch đề ra; các doanh nghiệp trong KCN đóng góp ngân sách ước hơn 2.500 tỷ đồng. Trong đó, nhiều doanh nghiệp đã nhanh chóng ổn định sản xuất, thích ứng an toàn với dịch bệnh, nộp ngân sách cao cho tỉnh. 

Mặc dù sản xuất công nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19, nhưng năm 2020 hoạt động của các khu công nghiệp (KCN) được duy trì và phát triển. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của tỉnh đứng trong top 10 của cả nước; thu hút đầu tư được chọn lọc tốt hơn.

Trong những năm qua, nhờ thực hiện hiệu quả 10 cam kết của tỉnh đối với nhà đầu tư kết hợp với đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá và tổ chức đa dạng các hình thức xúc tiến để mời gọi đầu tư nên hoạt động thu hút đầu tư vào địa bàn tỉnh đạt được kết quả tích cực, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 8 KCN được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư, trong đó có 7 KCN đã đi vào hoạt động. Các KCN đều được đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, thu hút được nhiều doanh nghiệp lớn ở cả trong nước và nước ngoài đến đầu tư.

Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có 75 doanh nghiệp thực hiện dự án khai thác khoáng sản có sử dụng VLNCN. Hằng năm, căn cứ vào tình hình thực tế về hoạt động khai thác khoáng sản, Sở Công thương đều xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp này.

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Nguyễn Duy Tuấn

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Nha khoa Daisy